Mang thai tháng cuối bị đau bụng lâm râm do đâu? Mẹ bầu cần làm gì?

Khi bước vào tháng cuối thai kì, nhiều chị em đã rất mệt mỏi, nặng nề. Bụng bầu to chèn ép lên các cơ quan khiến bà bầu mắc nhiều hiện tượng như ợ nóng, đau lưng, đau dây chằng, tiểu lắt nhắt, đau bụng,… Bài viết sau sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc mang thai tháng cuối bị đau bụng lâm râm do đâu và cách xử lý.

Vì sao mang thai tháng cuối bị đau bụng lâm râm?

Khi sắp đến kì sinh nở, bất kì dấu hiệu bất thường nào cũng khiến mẹ bầu lo lắng và lập tức tới tìm bác sĩ. Đặc biệt là những mẹ bầu mang thai lần đầu với những bỡ ngỡ và chưa nhiều kinh nghiệm. Mang thai tháng cuối bị đau bụng lâm có thể có nhiều nguyên nhân:

– Thai lớn chèn lên các cơ quan trong cơ thể mẹ: Bước sang tháng cuối, bé yêu của bạn đã nặng khoảng 2,3 – 2,7 kg. Chính vì vậy, thai nhi sẽ gây áp lực lên các vùng xung quanh như xương chậu, khiến mẹ bầu bị đau bụng.

– Bé yêu đạp, vận động mạnh trong bụng: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị đau bụng lâm râm. Bé yêu hiếu động hoặc tìm cách để quay đầu thuận ngôi, hoặc đạp vào mẹ gây tức bụng.

Tuy nhiên, một số hiện tượng đi kèm đau bụng lâm râm có thể là dấu hiệu khác, chị em nên lưu ý và tới gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường, vì có thể đó là dấu hiệu của sinh non, nhiễm trùng tiết niệu,…

– Sinh non: Nếu mẹ bầu cảm thấy đau bụng lâm râm kèm theo những cơn gò kéo dài, có thể chị em đang có dấu hiệu sinh non. Nếu bà bầu thấy có dấu hiệu rỉ ối, đau lưng, cơn co thường xuyên hoặc bong nút nhầy, có thể đây là dấu hiệu chuyển dạ, sinh non, chị em nên tới ngay bệnh viện để xử lý kịp thời, tránh vi khuẩn xâm nhập làm thai nhi sặc ối hoặc nhiễm trùng.

– Bong nhau thai: Hiện tượng này xảy ra khi nhau thai tách khỏi khỏi thành tử cung trước khi quán trình chuyển dạ diễn ra. Tỉ lệ bong nhau thai non xảy ra với tỉ lệ khá cao nên mẹ bầu cần hết sức quan tâm. Khi có dấu hiệu đau bụng lâm râm, chảy máu âm đạo, đau lưng nhiều, xuất hiện các cơn co thắt, chị em nên tới cơ sở y tế để tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

– Nhiễm trùng đường tiểu: Khi mang thai, rất nhiều chị em gặp phải tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Dấu hiệu để mẹ bầu nhận biết gồm: đau bụng dưới, đau bụng lâm râm, đi tiểu liên tục, rát, nóng, nước tiểu có mùi. Một số mẹ bị nhiễm trùng nặng còn có thể bị sốt, tiểu ra máu, người ớn lạnh. Nếu chị em nhận thấy có biểu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu, nên khẩn trương tới cơ sở y tế để khám và có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh để lâu gây khả năng sinh non.

Nên xử lý thế nào khi mẹ bầu mang thai tháng cuối bị đau bụng lâm râm

Đau bụng lâm râm tháng cuối thai kì

Khi có bất kì dấu hiệu nào bất thường, chị em nên thăm khám, siêu âm định kì, theo dõi các triệu chứng đau, nhất là khi đau bụng đi kèm hiện tượng đau lưng, tiêu chảy,…

– Chị em khi mang thai tháng cuối thường mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng, dễ gây trầm cảm trước và sau sinh, làm giảm sức đề kháng. Chính vì vậy, bà bầu cần bổ sung nhiều thực phẩm, trái cây giàu vitamin để tăng sức đề kháng, đồng thời đi bộ nhẹ nhàng để dễ sinh nở, cũng như tăng sức khỏe cho mẹ bầu.

– Từ tuần thứ 36 trở đi, chị em không nên quan hệ tình dục. Bởi quan hệ tình dục làm tăng khả năng chuyển dạ sớm, sinh non. Bên cạnh đó, chất prostaglandin trong tinh trùng dễ làm tử cung co thắt, tăng nguy cơ đẻ non.

– Việc đi lại của bàu bầu khi mang thai tháng cuối nên nhẹ nhàng, chậm rã, hạn chế leo cầu thang.

Hi vọng với những thông tin trên, chị em đã có những kiến thức về vấn đề mang thai tháng cuối bị đau bụng lâm râm. Chúc chị em mạnh khỏe và sẵn sàng chào đón thiên thần nhỏ chào đời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Mang thai 6 tháng nên ăn gì để cung cấp đủ dưỡng chất cho bé khỏe mạnh?

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai là vấn đề được tất cả các bà bầu quan tâm, bởi ai cũng mong bé yêu được ...

Mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và bé?

Khi có thai, chắc hẳn bà bầu nào cũng mong muốn mang lại cho con những dưỡng chất tuyệt vời nhất, bên cạnh việc bổ ...

vien-uong-ovaq1-ho-tro-tang-kha-nang-thu-thai

Giá dịch vụ bệnh viện da liễu Sóc Trăng? Lịch khám và địa chỉ

Bệnh viện da liễu Sóc Trăng thuộc khoa da liễu của bệnh viện đa khoa Sóc Trăng. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm một ...

Viêm da đầu – Tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả?

Viêm da đầu – Căn bệnh không mới nhưng không phải ai cũng biết phương pháp chữa trị đúng đắn để không gây ảnh hưởng ...

Messenger