Viêm da là gì? Biểu hiện nhận biết bệnh và cách điều trị viêm da hiệu quả nhất

Viêm da chiếm hơn 20% các bệnh da liễu tại Việt Nam mỗi năm, đây là thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế. Các biểu hiện của viêm da khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống. Ngoài ra, việc điều trị viêm da gặp nhiều khó khăn do biểu hiện gặp phải giống với nhiều bệnh da khác. Vậy viêm da là gì?

Viêm da là gì?

Theo Bác sĩ Nguyễn Thành – Nguyên Viện trưởng Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, viêm da là thuật ngữ chỉ các biểu hiện viêm nhiễm bất thường ở lớp thượng bì và trung bì.

Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là do dị ứng với các dị nguyên như thức ăn, hóa chất, thời tiết… Khi bị viêm da bệnh nhân thường gặp nhất là phát ban, nổi mụn nước, có vảy…

Cũng như nhiều bệnh lý khác viêm da cũng được chia thành 3 cấp độ là cấp tính, bán cấp tính và mãn tính.

Các bệnh viêm da thường gặp nhất

Có rất nhiều dạng viêm da nhưng phổ biến nhất có 3 dạng dưới đây:

  • Viêm da thần kinh

Là những biểu hiện của chu kỳ ngứa – gãi – ngứa -tự hết. Đây là hậu quả của việc có quá sản các sợi thân kinh gây nên các cơn kích động người bệnh dùng tay gãi, càng gãi càng ngứa từ đó làm tổn thương da.

  • Viêm da tiếp xúc

Là một phản ứng cấp tính hoặc mãn tính với một số yếu tố (chất hóa học, kim loại, chất tiết của côn trùng…) khi tiếp xúc với da.

  • Viêm da cơ địa

Là một bệnh lý di truyền tức là trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc các bệnh liên quan đến dị ứng thì con cái sẽ rất dễ mắc bệnh. Bệnh xuất hiện nhiều hơn vào thời điểm chuyển mùa, hanh khô. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ em.
Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ em.
  • Viêm da tiết bã nhờn (viêm da dầu)

Đây là một bệnh mãn tính rất khó xác định được nguyên nhân, chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh từ 0 – 8 tháng tuổi.

Triệu chứng các bệnh viêm da thương gặp nhất

Triệu chứng chung của viêm da gồm có ngứa, đỏ da, mụn nước…tuy nhiên ở mỗi thể bệnh lại có những biểu hiện và vùng khu trú khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Biểu hiện của viêm da cơ địa

Người bệnh có biểu hiện ngứa, tổn thương dạng chàm với các đám đỏ da. Ở dạng cấp tính có nhiều mụn nước, dễ vỡ, xuất tiết và đóng vảy. Ở dạng mãn tính có biểu hiện khô da, da cá và bong vảy. Vị trí thường gặp nhất của viêm da cơ địa là hai má, bàn tay, bàn chân.

  • Biểu hiện của viêm da tiếp xúc

Là dát đỏ và ngứa tại chỗ tiếp xúc, có mụn nước, có loét trợt. Nghiêm trọng hơn là hoại tử nếu không phát hiện và loại trừ được dị nguyên. Vị trí thường gặp nhất là tay, chân, mặt và các vùng da hở.

Hình ảnh viêm da tiếp xúc toàn thân ở trẻ em
Hình ảnh viêm da tiếp xúc toàn thân ở trẻ em
  • Biểu hiện của viêm da dầu

Là những tổn thương có dát đỏ, giới hạn rõ, có vảy mỡ. Bệnh tập trung ở những vùng có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như da đầu, mặt và thân trên của thân mình.

  • Biểu hiện của bệnh viêm da thần kinh

Da khô, dày, liken hóa (mảng tổn thương có bờ rõ, dày và thâm đen) khu trú ở cổ tay, cổ, đùi hoặc hầu hết ở mọi nơi.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da

Các nguyên nhân gây viêm da chủ yếu là do di truyền, tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng và các yếu tố khác, cụ thể:

  • Nguyên nhân gây viêm da cơ địa:

Có hai nguyên nhân chính gồm do yếu tố di truyền và yếu tố môi trường (ô nhiễm môi trường, môi trường sinh hoạt không sạch) đóng vai trò động lực khiến bệnh phát tác.

  • Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc

Có đến 3.700 dị nguyên có thể gây viêm da tiếp xúc trong đó phổ biến nhất là các kim loại nickel, chất dung dịch tạo màu, cao su, ánh sáng và côn trùng.

  • Nguyên nhân gây viêm da dầu

Chưa xác định được nguyên nhân nhưng theo các nghiên cứu có thể là do nấm Malassezia ovale (Malassezia furfur), vi khuẩn P. acne.

  • Nguyên nhân bị viêm da thần kinh

Là do sự tác động quá mẫn của các sợi dây thần kinh khiến người bệnh có cảm giác ngứa. Các yếu tố tác động là stress, sang chấn tinh thần.

Ngứa gãi là nguyên nhân khiến bệnh viêm da thần kinh tái phát nhiều lần
Ngứa gãi là nguyên nhân khiến bệnh viêm da thần kinh tái phát nhiều lần

Viêm da và cách điều trị hiệu quả nhất

Nguyên tắc điều trị viêm da gồm có phát hiện sớm, điều trị bằng thuốc bôi thích hợp đi kèm với phòng tránh bệnh tái phát. Sau đây là các cách điều trị cho từng thể bệnh:

  • Điều trị viêm da cơ địa

Dùng thuốc chống khô da, dịu da (chất giữ ẩm) và thuốc chống viêm (Corticoid), chống nhiễm trùng. Kết hợp với vệ sinh sạch sẽ.

  • Cách điều trị viêm da tiếp xúc

Nguyên tắc điều trị đầu tiên là loại bỏ được dị nguyên gây dị ứng, tiếp theo là điều trị cụ thể như bôi các chế phẩm chống viêm có chứa corticoid hoặc uống corticoid toàn thân liều thấp và giảm dần.

  • Điều trị viêm da dầu

Ở mỗi vị trí lại có những phương pháp đặc trị riêng tuy nhiên nguyên tắc chung là dùng thuốc kháng nấm tại chỗ và không dùng thuốc bôi corticoid.

  • Điều trị bệnh viên da thần kinh

Dùng thuốc bôi steroid.

Lưu ý: Bệnh nhân cần được bôi thuốc, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh trường hợp tự ý mua về điều trị khi chưa được thăm khám. Việc điều trị sai cách gây ảnh hưởng đến việc điều trị sau này vì có hiện tượng kháng thuốc, da mỏng, nhạy cảm.

Các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi bị viêm da

Viêm da không quá nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách, kịp thời, tuy nhiên nếu điều trị sai có thể sẽ gây ra các hiện tượng như sau:

  • Viêm bội nhiễm, nhiễm khuẩn từ đó gây nhiễm trùng máu.
  • Loét trợt có thể gây hoại tử.
  • Tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến chất lượng đời sống.
  • Gây suy nhược do mất ngủ dẫn đến các triệu chứng tâm thần khác.

Cách phòng các bệnh viêm da nên ghi nhớ

Việc điều trị không thể có tác dụng nếu không đi kèm với điều trị dự phòng, do đó ngoài tuân thủ các cách điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cần chú ý:

– Cần giảm thiểu các yếu tố khởi phát bệnh như phòng ngủ thoáng mát sạch sẽ, không nuôi thú trong nhà, độ ẩm phòng vừa phải.

– Giảm stress, giữ tinh thần thoái mái.

– Mặc đồ thoáng mát, chất liệu vải cotton, không nên mặc các đồ len dạ.

– Chỉ nên tắm bằng nước nóng, nước lạnh mà chỉ nên tắm ở nhiệt độ <36 độ C.

– Khi tắm xong cần bôi thuốc giữ ẩm, dưỡng da dành cho da nhạy cảm.

– Không dùng xà phòng tạo bọt, có độ pH cao.

– Nên kiêng một số thực phẩm đã từng gây dị ứng, kích ứng.

– Không tiếp xúc lại với dị nguyên đã gây dị ứng.

Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã hiểu viêm da là gì? gồm những thể bệnh nào và cách điều trị ra sao. Vì thế, việc cần thiết là bạn hãy phát hiện sớm những dấu hiệu của viêm da và kịp thời điều trị. Hãy gặp ngay bác sĩ để được khám và tư vấn trực tiếp.

>> Chữa viêm da với 3 phương pháp an toàn, hiểu quả nhất hiện nay

>> Các loại thuốc trị viêm da cho kết quả tốt nhất hiện nay

Nguyễn Quỳnh (Tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Mang thai 6 tháng nên ăn gì để cung cấp đủ dưỡng chất cho bé khỏe mạnh?

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai là vấn đề được tất cả các bà bầu quan tâm, bởi ai cũng mong bé yêu được ...

Mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ và bé?

Khi có thai, chắc hẳn bà bầu nào cũng mong muốn mang lại cho con những dưỡng chất tuyệt vời nhất, bên cạnh việc bổ ...

Mang thai tháng cuối bị đau bụng lâm râm do đâu? Mẹ bầu cần làm gì?

Khi bước vào tháng cuối thai kì, nhiều chị em đã rất mệt mỏi, nặng nề. Bụng bầu to chèn ép lên các cơ quan ...

vien-uong-ovaq1-ho-tro-tang-kha-nang-thu-thai

Giá dịch vụ bệnh viện da liễu Sóc Trăng? Lịch khám và địa chỉ

Bệnh viện da liễu Sóc Trăng thuộc khoa da liễu của bệnh viện đa khoa Sóc Trăng. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm một ...

Messenger