Thuốc Skinz chỉ định điều trị bệnh viêm da, vẩy nến, nấm da, vết thương do côn trùng cắn…

Skinz là loại kem bôi da được sử dụng phổ biến. Kem có tác dụng, liều dùng như thế nào? Cần lưu ý gì khi bôi thuốc? Mời bạn cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.

>> Thuốc Chloram phòng ngừa nhiễm trùng trước và sau khi mổ, bỏng do hoá chất, bệnh về mắt…

>> Thuốc Glonazol chỉ định điều trị nấm chủng Candida, lang ben, vẩy nến, hắc lào, viêm da…

Thuốc Skinz là gì?

Skinz là một sản phẩm thuốc biệt dược được sản xuất và phân phối bởi Công ty Roussel Việt Nam.

Thuốc được đóng gói dạng tuýp, số đăng ký đạt chuẩn Bộ Y Tế VD-22641-15

Thành phần của Skinz

Trong 10g Skinz cream có chứa các hoạt chất sau:

  • Betamethason dipropionat 6,4mg;
  • Clotrimazol 100mg
  • Gentamicin (dưới dạng gentamicin sulfat) 10.000IU
Skinz có chứa các hoạt chất điều trị viêm da
Skinz có chứa các hoạt chất điều trị viêm da

Công dụng của kem bôi da Skinz

Kem bôi da Skinz có công dụng điều trị các bệnh lý về da liễu như sau:

  • Dị ứng da
  • Chàm trên da cấp và mãn tính
  • Viêm da dị ứng
  • Viêm da tiếp xúc
  • Viêm da bong vẩy
  • Viêm da tiết bã
  • Vẩy nến
  • Viêm ngứa âm hộ
  • Liken mạn tính
  • Rụng tóc
  • Bỏng nhẹ trên da
  • Nhiễm trùng thứ phát trên da
  • Vết côn trùng đốt
  • Nấm da có nhiêm khuẩn kèm eczema

Chỉ định

Thuốc được chỉ định để điều trị các trường hợp

  • Da bị sần ngứa do chàm
  • Da bong tróc và có hiện tượng nứt nẻ, nhiễm trùng do vi khuẩn
  • Da bỏng và lở nghi nhiễm khuẩn thứ phát
  • Da bị nổi mề đay, liken
Thuốc bôi Skinz có tác dụng điều trị da liễu phổ biến
Thuốc bôi Skinz có tác dụng điều trị da liễu phổ biến

Chống chỉ định

Không sử dụng Skinz cream cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.

Cách dùng

Bệnh nhân nên tham khảo rõ hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ hoặc nhãn kèm theo. Bạn có thể tham khảo cách dùng như sau:

Bôi một lượng thuốc Skinz lên vùng da bệnh từ 1-2 ngày

Thoa đều lên vùng da bị ngứa. Nên thoa lớp mỏng rồi tán đều phủ kín vùng da. Massage nhẹ nhàng để thuốc thấm nhanh vào da.

Bạn nên lưu ý không thoa thuốc lên vết thương hở hoặc vùng da bị dị ứng, mẫn ngứa do tác động bên ngoài.

Có thể bôi Skinz cream cùn với các loại mỹ phẩm bôi tại chỗ khác.

Thời gian điều trị tuỳ vào mức độ của bệnh nhân, bạn nên theo dõi và kiên trì sử dụng theo đúng liệu trình

Thận trọng khi sử dụng

Bệnh nhân nên lưu ý về tình trạng da, nếu có bất kì kích ứng nào, nên ngưng sử dụng và hỏi ý kiến chuyên môn.

Không bôi lớp thuốc dày hoặc trên vùng da diện rộng

Khi bôi thuốc không nên băng kín, đặc biệt là ở vùng mí mắt

Phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi bôi thuốc lên vùng ngực

Bôi thuốc vừa đủ để không gây kích ứng
Bôi thuốc vừa đủ để không gây kích ứng

Tác dụng phụ ngoài ý muốn

Kem bôi Skinz rất hiếm khi xảy ra các trường hợp kích ứng da tại nơi thoa thuốc

Tuy nhiên, dựa trên nghiên cứu ghi nhận được, thuốc khi sử dụng kéo dài có thể gây teo da, rậm lông hoặc viêm nang lông.

Bệnh nhân nên báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ những hiện tượng bất thường trong quá trình sử dụng Skinz cream.

Lưu ý trước khi dùng thuốc Skinz

Mặc dù thuốc có khả năng kích ứng da không đáng kể nhưng bạn cần phải tuân thủ một số lưu ý sau:

Thông báo cho bác sĩ điều trị về tình trạng sức khoẻ của bản thân, tiền sử bệnh và dị ứng, có thai hoặc đang cho con bú.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và cân nhắc những ảnh hưởng.

Lưu ý dùng thuốc Skinz khi đang mang thai

Bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn về những lợi ích và nguy cơ khi sử dụng Skinz trong những tháng thai kỳ.

Thực hiện tra cứu phân loại thuốc cho phụ nữ có thai theo chuẩn của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ.

Mức độ phân loại như sau:

  • A = Không có nguy cơ
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu
  • C = Có thể có nguy cơ
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ
  • X = Chống chỉ định
  • N = Vẫn chưa biết

Lưu ý dùng thuốc Skinz khi cho con bú

Phụ nữ đang cho con bú thường không nên dùng thuốc, đặc biệt là thuốc bôi có dạng tân dược. Mẹ nên cân nhắc việc sử dụng thuốc và tuân thủ đúng liều lượng. Đặc biệt, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thường xuyên theo dõi tình trạng sức khoẻ.

Lưu ý dùng thuốc Skinz cho người cao tuổi

Nên thận trọng hơn khi dùng Skinz cream cho người cao tuổi vì mức độ nhạy cảm của nhóm đối tượng này cao hơn so với bệnh nhân tuổi trung niên.

Lưu ý chế độ ăn uống khi dùng thuốc Skinz

Một số bệnh lý về da cần kiêng cử thức ăn, đồ uống trong lúc chữa trị và dùng thuốc Skinz. Bệnh nhân nên hạn chế ăn hải sản hoặc các món có đặc tính ảnh hưởng đến bệnh. Tuyệt đối không nên sử dụng rượu, bia và đồ uống chứa cồn.

Rậm lông và teo da là những tác dụng ngoài ý muốn của thuốc
Rậm lông và teo da là những tác dụng ngoài ý muốn của thuốc

Tương tác thuốc Skinz

Cũng như các loại thuốc bôi tân dược khác, thuốc Skinz cream có sự tương tác gây hạn chế khả năng điều trị của thuốc.

Skinz tương tác với các loại thuốc khác

Một vài nhóm hoạt chất trong Skinz có sự tương tác với thuốc khác khiến hoạt động của thuốc bị suy giảm và gia tăng nguy cơ tác dụng phụ.

Bệnh nhân nên báo cho bác sĩ biết các loại thuốc đang dùng kết hợp, kể cả thuốc kê đơn, không kê đơn và thực phẩm chức năng, tránh sự tương tác không mong muốn. Trong lúc bôi Skinz và dùng thuốc đặc trị khác, bạn nên theo dõi những chuyển biến trên da.

Thuốc Skinz có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống

Không có nhiều ghi nhận chứng tỏ sự tương tác giữa Skinz với thực phẩm và đồ uống. Bạn nên thận trọng trong chế độ dinh dưỡng, tránh cung cấp những thực phẩm gây hại cho cơ thể.

Cách bảo quản Skinz cream

Nên bảo quản thuốc Skinz ở nhiệt độ phòng thích hợp, tránh ánh nắng trực tiếp.

Để thuốc xa tầm tay trẻ em

Skinz giá bao nhiêu?

Giá bán của thuốc Skinz có sự chênh lệch ở các hiệu thuốc trên toàn quốc. Để biết chính xác giá bán lẻ, bạn có thể tìm đến hiệu thuốc gần nhất.

Giá bán sỉ tham khảo của Skinz được niêm yết là 152.000/tuýp

Thuốc Skinz bán ở đâu?

Thuốc Skinz được bán ở các hiệu thuốc. Bạn nên tìm mua tại hiệu thuốc đạt chuẩn của Bộ Y Tế hoặc quầy thuốc trong bệnh viện da liễu nhằm đảm bảo chất lượng của thuốc.

Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về thuốc bôi da Skinz. Những thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân nên nhờ bác sĩ giải đáp thắc mắc khi có hiện tượng bất thường trong quá trình bôi thuốc. Chúc bạn sớm chữa khỏi bệnh và có nhiều sức khoẻ.

>> Bệnh vảy nến: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị bệnh

>> 3 cách chữa vảy nến phổ biến nhất và được nhiều người áp dụng nhất hiện nay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

vien-uong-ngua-rung-toc-cho-phu-nu-sau-sinh-pregnacare-new-mum

Gai Cốt Hoàn chữa bệnh xương khớp tốt không, giá bao nhiêu?

1. Gai Cốt Hoàn thuốc là gì? Gai Cốt Hoàn là thực phẩm chức năng được điều chế dưới dạng viên nang, chiết xuất hoàn ...

Thuốc Thoái Cốt Hoàn trị bệnh xương khớp có tốt không, giá bao nhiêu?

1. Thoái Cốt Hoàn là gì? Thoái Cốt Hoàn là dòng sản phẩm có nguồn gốc Malaysia và có tác dụng hỗ trợ điều trị ...

Uống Cốt Thoái Vương có tốt không và giá sản phẩm là bao nhiêu?

1. Cốt Thoái Vương là gì? Theo PGS.TS Đoàn Văn Đệ _ Nguyên chủ nhiệm khoa Tim Thận Khớp – Nội tiết của Bệnh ...

Now-Foods-Sunflower-Lecithin

Thuốc Tọa Cốt Thống chữa xương khớp tốt không, giá bao nhiêu?

1. Tọa Cốt Thống là thuốc gì? Tọa Cốt Thống (Hay Tọa Cốt Thần Kinh Thống) – một loại thực phẩm chức năng hỗ trợ ...

Messenger